Lịch sử Giải_cứu_công_khai

Bắt đầu

Phương pháp giải cứu công khai được phát triển phần lớn từ đội giải cứu Giải phóng động vật Victoria (ALV) có trụ sở tại Melbourne.[1][2] Lấy cảm hứng từ satyagraha - phương pháp và triết lý được Mahatma Gandhi sử dụng trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ, ALV phát triển phương pháp này vào những năm 1980 từ đó tiến hành điều tra và hoạt động giải cứu công khai, những hoạt động giải cứu công khai của họ được công chúng đón nhận tích cực. Tại thời điểm đó, một nghị sĩ Úc cũng đã tham gia vào hoạt động giải cứu những lợn con được nuôi tại nhà máy.[3]

Khi không được gọi tham gia vào hoạt động giải cứu công khai, một số nhóm hoạt động khác cũng tự tổ chức tham gia vào các hoạt động tương tự để giải cứu công khai cùng thời điểm. Những người đấu tranh vì sự đối xử có đạo đức với động vật đã giải cứu được một vài con khỉ vào năm 1981 từ một phòng thí nghiệm ở Silver Spring, Maryland và làm dấy lên cuộc tranh luận trên tờ The Washington Post.[4]

Du nhập vào Mỹ

Năm 1999, Patty Mark của ALV đã trình bày giải cứu công khai tại Hội nghị hành động trực tiếp cho Động vật của tổ chức United Poultry Concern. Và cho ra kết quả tích cực từ các hoạt động giải cứu công khai ở Úc, bằng cách so sánh các video từ một hành động giải cứu công khai và một hành động bí mật, bà đã thuyết phục được một số người về sự hữu ích của giải cứu công khai mang lại với lý do thương xót cho động vật. Dựa trên cơ sở tiếp nhận từ công chúng, phương pháp hoạt động giải cứu công khai được bắt đầu rộng rãi trên đấu trường quốc tế.[5]

Ngay sau đó, Hành động thương xót cho động vật (Hoa Kỳ) đã áp dụng phương pháp này và các tổ chức khác cũng làm theo. Nhà hoạt động Adam Durand cùng với những người tiêu dùng trắc ẩn đã tiến hành một cuộc giải cứu công khai tại một trang trại trứng của Wegmans năm 2004.[6] Liên đoàn giải cứu và bảo vệ động vật cũng đã tiến hành một cuộc giải cứu công khai và điều tra tại trang trại Foie Gras ở Thung lũng Hudson vào năm 2011.[7]

Hồi sinh và phát triển

Tại Hoa Kỳ, giải cứu công khai trở nên ít phổ biến hơn và bị đình trệ trong mười năm vào giữa những năm 2000 cho đến khi Hành Động Trực Tiếp Ở Mọi Nơi công bố một cuộc điều tra nhà cung cấp trứng không lồng của Whole Foods được giấy "chứng nhận nhân đạo" vào tháng 1 năm 2015.[8] Bắt đầu từ đó đã có vô số cuộc giải cứu công khai ở một số địa điểm khác nhau tại Bắc Mỹ.[9]

Các cuộc giải cứu công khai của Hành động trực tiếp ở mọi nơi trên Thời báo New York, Thời báo Phố Wall và một số tờ báo khác đã gây áp lực lớn đến một số nhà cung cấp thực phẩm có chứa động vật của Whole Foods.[8][10] Một cuộc điều tra của DxE tại nhà cung cấp trứng không lồng Costco đã đặt ra câu hỏi về sự thay đổi toàn ngành trong năm 2016 đối với trứng không lồng.[11] DxE tập trung vào các cuộc điều tra xung quanh "Nhân hóa", hay những nỗ lực quảng cáo sai lệch các sản phẩm thị trường được cho là "nhân đạo" của các công ty thực phẩm động vật.[12] Năm 2017, DxE đã kiện nhà cung cấp gà tây Diestel Turkey Ranch, Whole Foods theo luật quảng cáo sai lệch của California.[13]

Hiện tại, openrescue.org - một mạng lưới dành cho các tổ chức thực hành giải cứu công khai, danh sách gồm 18 tổ chức giải cứu công khai ở 7 quốc gia khác nhau trên 3 lục địa - Úc, New Zealand (Châu Đại Dương) Áo, Đức, Cộng hòa Séc, Thụy Điển (Châu Âu) và Hoa Kỳ (Bắc Mỹ) với các cấp độ hoạt động khác nhau.[14] Một số tổ chức gồm Giải phóng động vật Victoria, Hành động trực tiếp ở mọi nơi, Tomma burar, Tierretter.de, VGT và Quyền động vật đã cùng phối hợp với nhau thành lập một "Ngày giải cứu công khai quốc tế" được ra mắt vào ngày 5 tháng 3 trên trang web openrescues.com.[9]